TỔNG QUAN DỰ ÁN : 

Ở hầu hết các nước châu Á, vấn đề an toàn thực phẩm đang ở mức báo động. Trong “chương trình hội nhập” của mình, ASEAN đã đặt an ninh lương thực là một trong 12 nhiệm vụ ưu tiên. Phần lớn các vấn đề được xác định bắt nguồn từ quản lý an toàn thực phẩm, chủ yếu là do kỹ năng không đầy đủ của người lao động, không thực hiện tốt thực hành an toàn thực phẩm và chất lượng hệ thống kiểm soát chưa tốt.

 

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực liên quan chặt chẽ đến một số tồn tại trong hệ thống giáo dục đại học, và để cái thiện chúng tôi đề xuất những giải pháp sau:

  • • Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên của đối tác châu Á trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và chất lượng, bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và tổ chức các khóa đào tạo
  • • Đào tạo theo phương pháp “kỹ thuật đào tạo (IE)”, bao gồm 2 vòng khảo sát rộng, khảo sát đầu tiên về mối quan hệ giữa hệ thống giáo dục và chuyên gia (công lập và tư nhân) và khảo sát thứ hai về nhu cầu về kỹ năng của nhứng người họ sẽ tuyển dụng sau khi được đào tạo;
  • • Phát triển 3 mô-đun đào tạo về an toàn và chất lượng thực phẩm, phù hợp với nhu cầu chuyên môn. Ba mô-đun này được đưa vào chương trình đào tạo Thạc sĩ, với sự công nhận về khối lượng môn học (tín chỉ) giữa các đối tác. Điều này cũng được xem như là một “bài tập thực hành” của TE cho nhóm dự án. Tăng năng lực của giáo viên (a) và giúp họ xây dựng các mô-đun phù hợp (b và c) sẽ giúp học viên tốt nghiệp thành thạo hơn khi bắt đầu công việc.
  • • Tăng cường liên kết giữa các trường đại học đối tác và các chuyên gia, để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa 2 “hệ thống” này, là môi trường tiên quyết cần thiết để đào tạo và nghiên cứu tốt hơn. Dự án cũng đã thiết kế để có sự tham gia của đội ngũ cán bộ quản lý của trường đại học, những thay đổi cần thiết đối với sự chuyên nghiệp hóa và khả năng thích nghi trong chiến lược quản lý.