AsiFood nhằm mục đích giúp hiện đại hóa giáo dục trong bối cảnh hội nhập ASEAN thông qua việc xây dựng các chương trình thạc sĩ mới về an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm. Dự án được thúc đẩy bởi những yếu tố sau đây:

Sự bùng phát các vấn đề liên quan đến thực phẩm, chủ yếu liên quan đến an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, chất lượng cuộc sống và nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong những năm gần đây, nhiều trường hợp đã thu hút sự chú ý ở châu Á (melamine trong các sản phẩm sữa, virus Ebola-Reston ở lợn, Salmonella trong thực phẩm lên men và chloropropanol trong nước tương) và thực trạng bệnh tiêu chảy vẫn còn rất phổ biến. Nguồn gốc của những vấn đề này đều bắt nguồn từ các khâu của chuỗi cung ứng nông nghiệp sản xuất, dịch vụ và bán lẻ. Hơn nữa, nhu cầu lương thực ở châu Á đang tăng nhanh và dự kiến ​​sẽ tăng tới 77% vào năm 2050.

Sự chuyển đổi nhanh chóng từ nông nghiệp quảng canh sang thâm canh đã dẫn đến việc mất kiểm soát sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Sự gia tăng này sẽ càng lớn và tình hình mất an toàn thực phẩm càng được ít được kiểm soát hơn. Ví dụ ở Campuchia, khoảng 90% phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được nhập khẩu bất hợp pháp và dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn chấp nhận trong các loại rau củ quả chiếm một tỷ lệ khá cao. Đối với chương trình hội nhập, cộng đồng ASEAN đã đặt an ninh lương thực là một trong 12 ưu tiên. Để minh họa, Việt Nam được hỗ trợ về an toàn hực phẩm, ở đây, một chiến lược an toàn thực phẩm quốc gia đã được phê duyệt cho giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng. Do đó, một số dự án đang được thực hiện nhằm góp phần cải tiến hệ thống thể chế và chính sách an toàn thực phẩm và cải thiện các kỹ năng và thực hành. Luật An toàn thực phẩm được ban hành liên quan đến các hoạt động đào tạo trong sản xuất và thương mại, phân tích và phát triển nguồn nhân lực, kiểm soát… Mặc dù xu hướng này có thể được thấy ở tất cả các quốc gia, tuy nhiên mức độ quy định và kiểm soát vẫn còn không đồng nhất trong ASEAN.

Một động lực để các cơ quan quản lý hành động chính là tác động kinh tế. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và an toàn thực phẩm, dựa trên một cuộc điều tra của chính phủ đã đề nghị thành lập một cơ quan an toàn thực phẩm ở Campuchia. Eurocham đề nghị điều tương tự với Việt Nam. Với tình hình trong toàn bộ khu vực, hiện nay thị trường xuất khẩu đang bị thua lỗ do thực phẩm và sản phẩm không an toàn và hệ thống quản lý chất lượng không đầy đủ. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp khó khăn trong việc thích nghi với các yêu cầu toàn cầu về an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng để xuất khẩu. Thị trường trong nước về phần mình đang chịu ảnh hưởng xấu từ an toàn sản phẩm, không đảm bảo an toàn dẫn đến những lo ngại về sức khỏe cộng đồng. Hơn nữa, trên 49% người dân Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp, và bất chấp sự phát triển của ngành, thu nhập của họ vẫn thấp và không chắc chắn do sản lượng không được bảo đảm cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Như đã nêu ở trên, hầu hết các vấn đề này là do cả hạn chế về mặt chất lượng lẫn số lượng trong quản lý an toàn thực phẩm. Vấn đề chính là năng lực chuyên môn của nhân viên không đồng đều, hầu hết trong số họ không làm công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và nguồn nhân lực chưa được đào tạo chuyên nghiệp. Ví dụ, mỗi cá nhân chỉ hiểu bước chịu trách nhiệm của mình mà không có kiến thức tổng quan về toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Hơn nữa, lực lượng kiểm tra còn mỏng và không đầy đủ (mục tiêu là có một thanh tra an toàn thực phẩm mỗi 10.000 người trong năm 2010 ở Việt Nam). Hầu hết các khóa đào tạo, từ cấp độ dạy nghề đến sau đại học, không phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan. Sự thiếu hụt này ở cấp nguồn nhân lực thậm chí còn liên quan đến sự thiếu hụt ở cấp độ chương trình đào tạo, bao gồm cả các chương trình đào tạo đại học và sau đại học. Chương trình DG Sanco BTSF (Đào tạo tốt hơn vì thực phẩm an toàn hơn) đặc biệt thú vị và cho kết quả tốt. Tuy nhiên, nó nhắm đến hầu hết các công ty chế biến với ít hoạt động liên quan đến đào tạo tại các trường đại học. Tại Campuchia, một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Giáo dục Đại học đã chỉ ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật đặc biệt là chế biến thực phẩm, Dự án nông nghiệp AsiFood. Ở Việt Nam, vấn đề này thể hiện ở sự quan tâm chưa đầy đủ trong đào tạo chuyên môn ở cấp độ thạc sĩ. Loại hình thạc sĩ đầu tiên trong lĩnh vực này là thạc sĩ về công nghệ thực phẩm ở VNUA với một phần quan trọng về an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng. Vì vậy, an toàn thực phẩm là một vấn đề toàn cầu nghiêm ngặt ở ASEAN khi mà chương trình của dự án này đề xuất để giải quyết toàn cầu bằng cách đào tạo từ sinh viên đến các chuyên gia của các công ty tư nhân và các cơ quan nhà nước.

Chương trình này nhấn mạnh đặc biệt đến những vấn đề chưa được giải quyết cho đến nay như sự cần thiết phải quản lý an toàn thực phẩm trong chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu và, theo mục tiêu ASEAN2015, để tích hợp an toàn thực phẩm đồng nhất trong khu vực với các tiêu chuẩn quốc tế và đào tạo các nhà quản lý quốc tế. Trong mục tiêu này, sẽ có hỗ trợ các chương trình học tập cũng như xây dựng năng lực một cách phổ biến trong các trường đại học, doanh nghiệp (tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ), các tổ chức và cơ quan của ASEAN trong một cấu trúc mạng liên kết với các công ty và cơ quan châu Âu.